Doanh nghiệp và nhà nông chưa "gặp nhau"

    Mặc dù Ðề án xây dựng vùng lúa chất lượng cao xuất khẩu gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thời gian thực hiện sắp kết thúc, nhưng việc triển khai Ðề án chỉ là những bước đầu tiên. Nhiều khó khăn đang đặt ra, trong đó khó khăn lớn nhất chính là việc doanh nghiệp và nhà nông chưa "gặp nhau".

     - Mặc dù Ðề án xây dựng vùng lúa chất lượng cao xuất khẩu gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thời gian thực hiện sắp kết thúc, nhưng việc triển khai Ðề án chỉ là những bước đầu tiên. Nhiều khó khăn đang đặt ra, trong đó khó khăn lớn nhất chính là việc doanh nghiệp và nhà nông chưa "gặp nhau".
     
    Ký hợp đồng, nhưng không thực hiện

    Ðể triển khai Ðề án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang phối hợp  Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Công thương) chỉ đạo các công ty xuất khẩu gạo chủ lực của tỉnh thí điểm tổ chức mua lúa cho nông dân thông qua các hợp đồng ký kết trước. Và vụ đông-xuân năm 2003 - 2004, tức là vụ đầu tiên sau khi triển khai Ðề án, các doanh nghiệp chỉ ký kết được với nông dân 796 ha. Mặc dù các hợp đồng được ký kết không lớn, nhưng vụ đầu tiên nông dân đã không chịu bán lúa cho doanh nghiệp, do giá lúa trên thị trường cao hơn giá mà doanh nghiệp và nông dân ký kết. Ðược biết trong vụ này chỉ có Công ty Nông lâm sản Kiên Giang mua được lúa nhưng chỉ đạt 7,4% của hợp đồng. Vụ hè thu năm 2008, UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Sở NN&PTNT Kiên Giang tổ chức triển khai sản xuất 40 nghìn ha lúa chất lượng cao xuất khẩu gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Kết cục chỉ có việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các đơn vị được thực hiện trọn vẹn; còn các công ty xuất khẩu không thực hiện việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân. Nhiều hộ lại nhìn thấy cái lợi trước mắt nên sản xuất nhiều các giống lúa chất lượng thấp như: IR50404, OM576... và hệ quả là giá lúa giảm, nhưng lúa không bán được.

    Thạc sĩ Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết: Vụ đông - xuân 2008 - 2009, Sở chỉ đạo khởi động lại Dự án và triển khai kế hoạch sản xuất thí điểm trồng 3.000 ha lúa xuất khẩu gắn với hợp đồng tiêu thụ tại huyện Tân Hiệp (2.550 ha) và Giồng Riềng (450 ha). Theo đó, Công ty Du lịch - Thương mại Kiên Giang ký hợp đồng thu mua với 16 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), Công ty Cổ phần Nông lâm sản Kiên Giang ký hợp đồng với ba HTXNN, với tổng sản lượng ký hợp đồng 19.500 tấn. Với hình thức các công ty ký hợp đồng thu mua lúa chất lượng cao của nông dân theo giá thị trường tại thời điểm đó, đồng thời cộng thêm 3% cho người bán lúa. Việc vận chuyển do đại diện các HTXNN, hoặc tổ hợp tác chịu trách nhiệm. Trên cơ sở hợp đồng, cứ một kg lúa chở đến các điểm quy định được hưởng 150 đồng, khâu bốc vác từ ghe lên kho là phần của công ty. Tuy nhiên, đến cuối vụ đông-xuân vừa qua, các công ty chỉ thu mua được hơn ba nghìn tấn, tương đương 15,5% sản lượng. Vụ hè thu năm 2009, các doanh nghiệp và nông dân Kiên Giang tiếp tục ký hợp đồng thu mua lúa trên diện tích 3.000 ha, sản lượng ước đạt 140 nghìn tấn. Ðến nay vụ hè thu đã thu hoạch dứt điểm, nhưng các công ty chưa triển khai thu mua được một kg lúa nào theo hợp đồng.

    Nông dân bán lúa, doanh nghiệp mua gạo

     Việc sản xuất và tiêu thụ là hai khâu chính trong Dự án. Nông dân thấy cái gì lợi trước mắt thì họ làm, còn doanh nghiệp thì cũng vì lợi ích của doanh nghiệp. Nông dân và doanh nghiệp không thống nhất để ký hợp đồng, UBND tỉnh cũng rất khó chỉ đạo. Kỹ sư Lê Văn Tuyền, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Hiệp lý giải: Nông dân mang nặng tập quán mua đứt, bán đoạn theo thỏa thuận. Tư thương thường mua nông sản của nông dân mà không đặt ra điều kiện, tiêu chuẩn hàng hóa và mua bất cứ nơi nào. Trong khi đó doanh nghiệp ký hợp đồng bắt buộc nghiêm ngặt về tiêu chuẩn và còn phải chở đến kho bãi. Vì vậy, nông dân không muốn bán cho doanh nghiệp mà muốn bán cho tư thương mặc dù giá rẻ hơn. Hơn nữa, khi ký kết các hợp đồng nông dân thường yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư vốn, giống, vật tư và ra giá sàn, nhưng doanh nghiệp lại không đồng ý vì sợ rủi ro. Ðây chính là cái khó lớn nhất dẫn đến việc doanh nghiệp và nông dân không ký được các hợp đồng tiêu thụ lúa gạo. Vì không ký hợp đồng, nên nông dân thấy giống gì có lợi là họ sản xuất, không tuân thủ khuyến cáo của ngành chuyên môn và sự chỉ đạo của Nhà nước. Chính điều này đã khiến vụ hè thu năm 2008 rất nhiều nông dân sản xuất giống chất lượng thấp và hậu quả là giá lúa xuống rất thấp, nhưng bán không được.

    Những năm qua, diện tích trồng lúa chất lượng cao ở Kiên Giang luôn đạt từ 60 đến 70% diện tích. Tuy nhiên, việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân thì chẳng được bao nhiêu, nên đến cuối vụ nông dân luôn chịu thiệt thòi. Nói là HTX, nhưng thực chất "ruộng ai người ấy quyết", các HTXNN ở Kiên Giang chưa tổ chức được dịch vụ thu mua, vận chuyển hàng hóa đến các kho của công ty. Nông dân và doanh nghiệp chưa  nhất trí với nhau về chất lượng lúa, trong khi trọng tài là Trung tâm giống Kiên Giang không làm   được  gì vì không có yêu cầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Kiên Giang không đủ khả năng về kho tàng, bến bãi, cơ sở chế biến, vốn... thị trường tiêu thụ bấp bênh. Vì vậy, đến vụ, các công ty xuất khẩu mới chạy tìm nguồn xuất, khi có khách hàng mới tổ chức thu mua, mà thường thì doanh nghiệp mua gạo, còn nông dân thì bán lúa.

    Hợp tác chặt chẽ hơn  giữa "bốn nhà"

    Ðể doanh nghiệp và nông dân có tiếng nói chung, đồng chí Trần Văn Thêm đề xuất: Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa lớn, UBND tỉnh Kiên Giang cần đề nghị Chính phủ giao cho các tổng công ty, các hiệp hội ngành hàng phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương phân chia địa bàn và phân công ký hợp đồng đầu tư thu mua sản phẩm theo kế hoạch chung, trên cơ sở thị trường đầu ra, phân chia thị trường, thống nhất chủng loại, giá hợp đồng thu mua, lợi cùng hưởng, rủi ro cùng chịu... Bên cạnh đó, việc ký kết "bốn nhà" sẽ đi vào vùng quy hoạch và dự án cây, con cụ thể theo hợp đồng, trong đó chất lượng, chủng loại sản phẩm theo nhu cầu thị trường do nhà doanh nghiệp đặt hàng nhà nông và nhà khoa học. Nhà nước hỗ trợ vốn cho nhà khoa học nghiên cứu giống hoặc nhập giống có chất lượng khi cần thiết và hướng dẫn chuyển giao khoa học-kỹ thuật đẩy nhanh vùng nguyên liệu theo yêu cầu thị trường. Ðồng chí Trần Quang Củi cho rằng: "Các doanh nghiệp cần đổi mới phương thức và hình thức thu mua, làm thế nào để nông dân bán được sản phẩm một cách thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng".

    (Theo VIỆT TIẾN // Báo Nhân dân điện tử)

    Tin tức

    Tỷ phú cá sấu quê lúa

    Sở hữu trại cá sấu rộng hơn 1 ha và gần 300 trại vệ tinh phân bố ở 8 tỉnh phía Bắc, xuất ra thị trường trong và ngoài nước gần 50.000 con cá sấu/năm, giá trị cả chục tỷ đồng, trại cá sấu của anh Trần Ngọc Hiếu, xã Thụy Duyên (Thái Thụy- Thái Bình) xứng danh lớn nhất miền Bắc.

    Dụng cụ chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi gà, thiết bị chăn nuôi lợn, tư vấn thiết kế trang trại chăn nuôi.

    Copyright 2014 - dungcuchannuoi.com
    Cho thuê, chuyển nhượng, hợp tác đầu tư phát triển dungcuchannuoi.com
    Portal được vận hành trên nền CIINS    |   Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn