Chăn nuôi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

    Được biết đến như một quốc gia có sự phát triển nhảy vọt những năm gần đây, song Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong phát triển chăn nuôi, do quy mô sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho các giải pháp tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường....

    Được biết đến như một quốc gia có sự phát triển nhảy vọt những năm gần đây, song Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong phát triển chăn nuôi, do quy mô sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho các giải pháp tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường....
     
    Đối với các nước châu Á, chăn nuôi luôn được đánh giá là một ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng. Bên cạnh những hộ làm nghề chăn nuôi, hàng triệu công việc liên quan đã xuất hiện song song với chuỗi giá trị của nó, từ dịch vụ và cung cấp các vật tư, thức ăn chăn nuôi đến tiêu thụ, chế biến và bán lẻ.

    Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam là hệ thống sản xuất kết hợp, mà rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau.

    Ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian qua chủ yếu phát triển với quy mô nhỏ. Lợi thế rõ ràng của quy mô nhỏ là đòi hỏi vốn đầu tư thấp, sản xuất đa dạng, có thể hạn chế tối đa rủi ro, tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đối với một nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng bền vững, thì việc phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ, manh mún không còn phù hợp nữa.

    TS. Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, không được đầu tư chuồng trại đồng bộ, không đảm bảo an toàn sinh học, nên dịch bệnh thường xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Đặc biệt, thói quen buôn bán, giết mổ không tập trung… cũng là nguyên nhân làm phát tán nhanh bệnh dịch. Ngành chăn nuôi cũng phải đối mặt với giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, bị lệ thuộc vào nhập khẩu, nên sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu.

    Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, nhiều địa phương và các cơ sở sản xuất tập trung quy mô lớn đã đầu tư các dây chuyền, nhà xưởng giết mổ. Nhưng theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài những doanh nghiệp lớn, đầu tư đồng bộ, thì phần lớn dây chuyền giết mổ tại địa phương hiện vẫn là thủ công, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống làm lạnh, bảo quản, xử lý môi trường… chưa được đầu tư đúng mức.

    Ngoài ra, do thói quen tiêu dùng, 95% sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ dưới dạng tươi sống, không qua chế biến công nghiệp, không bao gói. Điều này không những làm giảm giá trị trong chăn nuôi, mà còn giảm lòng tin của người tiêu dùng, khiến thị trường phát triển không bền vững.

    Theo ông Xuân, nhằm cụ thể hoá Chiến lược Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt, ngành chăn nuôi Việt Nam phải đẩy nhanh đổi mới và phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi thả có kiểm soát, để đến năm 2020, tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp đạt trên 42%, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong đó, quy trình sản xuất cần phải gắn kết chặt chẽ các khâu, từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ… Với mô hình trang trại tập trung, ngành chăn nuôi có điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, dễ kiểm soát dịch bệnh.

    Một câu chuyện quan trọng khác liên quan khâu tổ chức lại thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các địa phương phải quy hoạch lại các chợ đầu mối bán gia cầm sống, các chợ có bán gia cầm giống cũng phải được quy định từng khu riêng biệt, có khu xử lý chất thải hợp tiêu chuẩn.

    (Theo Báo đầu tư)

    Tin tức

    Tỷ phú cá sấu quê lúa

    Sở hữu trại cá sấu rộng hơn 1 ha và gần 300 trại vệ tinh phân bố ở 8 tỉnh phía Bắc, xuất ra thị trường trong và ngoài nước gần 50.000 con cá sấu/năm, giá trị cả chục tỷ đồng, trại cá sấu của anh Trần Ngọc Hiếu, xã Thụy Duyên (Thái Thụy- Thái Bình) xứng danh lớn nhất miền Bắc.

    Dụng cụ chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi gà, thiết bị chăn nuôi lợn, tư vấn thiết kế trang trại chăn nuôi.

    Copyright 2014 - dungcuchannuoi.com
    Cho thuê, chuyển nhượng, hợp tác đầu tư phát triển dungcuchannuoi.com
    Portal được vận hành trên nền CIINS    |   Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn