Hà Nội: Kinh tế trang trại cần những “cú hích” để phát triển

    Mục tiêu, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của Hà Nội giai đoạn 2010-2020 là sản xuất theo hướng hiện đại, gắn với đô thị sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, với năng suất, chất lượng, hiệu quả; khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.

    Mục tiêu, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của Hà Nội giai đoạn 2010-2020 là sản xuất theo hướng hiện đại, gắn với đô thị sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, với năng suất, chất lượng, hiệu quả; khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.

    Để đạt được mục tiêu trên, một trong những giải pháp cơ bản là đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và từng bước nâng cao năng lực quản lý cho nông dân và các chủ trang trại. Chính vì thế, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế trang trại, ngày 4-12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Phát triển kinh tế trang trại thành phố Hà Nội”.

    Kết quả bước đầu

    Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có 3.207 trang trại, trong đó có 1.223 trang trại chăn nuôi, 1.172 trang trại tổng hợp, 204 trang trại trồng trọt, 603 trang trại thủy sản và 5 trang trại lâm nghiệp. Lao động trong các trang trại chủ yếu là của gia đình và lao động thuê tại địa phương, với số lượng lao động thường xuyên 2-3 người/trang trại, trong đó một số trang trại có số lao động thường xuyên lên tới 15-20 người. Thu nhập bình quân trong các trang trại khoảng 800.000- 1.200.000 đồng/lao động/tháng. Bên cạnh đó, số ngày công lao động của các trang trại qua điều tra đạt 110 ngày/năm, với mức tiền bình quân 35.000- 40.000 đồng/ngày công, cá biệt 50.000- 60.000 đồng/ngày công.

    Các chủ trang trại chủ yếu là hộ nông dân (chiếm 63%), số còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ đã nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa được đào tạo qua công tác quản lý, chiếm tỷ lệ rất ít mới qua các lớp tập huấn.

    Các trang trại trên địa bàn thành phố đều rất khó khăn trong vấn đề vay vốn

    Hiện nay, trên địa bàn thành phố diện tích đất của các trang trại gần 8.260 ha, trong đó có gần 534 ha đất nông nghiệp trong trại trồng trọt; hơn 880 ha đất trang trại chăn nuôi; trang trại lâm nghiệp gần 157 ha; trang trại tổng hợp 4.350 ha; diện tích mặt nước cho trang trại nuôi trồng thủy sản 2.333 ha. Tuy nhiên, quỹ đất dùng trong phát triển trạng trại có nhiều nguồn gốc khác nhau, như: đất nhận thầu của chính quyền địa phương, đất vườn liền kề của các hộ gia đình, đất được giao theo Nghị định 64/CP cho hộ gia đình; đất thuê của các hộ khác được giao theo NĐ 64/CP. Nhìn chung, quỹ đất trong các trang trại phổ biến vẫn là đất nhận khoán thầu của các chủ trang trại với chính quyền địa phương; đất được giao của các chủ trang trại và do các chủ trang trại thuê của các hộ khác được giao theo NĐ 64/CP; đất vườn liền kề chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tập trung ở các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

    Theo ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến thời điểm này, tổng số vốn của các trang trại trên địa bàn thành phố là hơn 1.368 tỷ đồng, trong đó gần 523 tỷ đồng là số vốn trong các trang trại chăn nuôi; 516 tỷ đồng vốn trong các trang trại tổng hợp; hơn 230 tỷ đồng vốn trong các thủy sản; còn lại là số vốn trong các trang trại trồng trọt và lâm nghiệp. Hiện tổng giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ các trang trại trên địa bàn Hà Nội là gần 1.614 tỷ đồng, trong đó tổng thu nhập của các trang trại hơn 420 tỷ đồng…

    Còn nhiều vướng mắc

    Theo đánh giá của ông Trần Xuân Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, về quản lý Nhà nước đối với phát triển trang trại, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế trang trại, cũng như chưa có định hướng cụ thể để các trang trại phát triển. Tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội còn thiếu thống nhất trong việc thực hiện xác định kinh tế trang trại theo tiêu chí quy định hiện hành. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với loại đất trang trại thuê của UBND các xã, hợp tác xã rất khó khăn nên các trang trại chưa yên tâm đầu tư sản xuất. Việc hỗ trợ cho trang trại vay vốn còn nhiều thủ tục phức tạp…

    Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Nguyễn Đắc Hải, chủ trang trại tại xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) cho biết, trang trại của anh sau nhiều lần mở rộng quy mô, đến nay có tổng diện tích lên đến 60 ha. Nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất của trang trại khoảng vài chục tỷ đồng, tuy nhiên hiện mới chỉ vay được gần 2 tỷ đồng, do đó gặp rất khó khăn trong sản xuất. Theo ông Hải, để các trang trại phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cần phải đầu tư thâm canh, mà muốn vậy số tiền đầu tư cho 1 ha không nhỏ, bình quân khoảng 500 triệu đồng. Trong khi đó, hơn 20 năm nay, diện tích đất trang trại chỉ được ký hợp đồng 5 năm 1 lần. Không chỉ có trang trại của gia đình ông Hải, mà gần 60 trang trại trên địa bàn xã Chuyên Mỹ cũng chỉ được ký hợp đồng thuê đất với thời gian tối đa là 5 năm, nên tâm lý của các chủ trang trại không yên tâm đầu tư vào sản xuất.

    Còn theo ông Đặng Đình Tiên, chủ trang trại tại xã Đại Yên (Chương Mỹ), khó khăn lớn nhất của các trang trại khi vay vốn đầu tư sản xuất chính là không có tài sản thế chấp. Trong khi đó, quỹ đất trang trại chỉ được ký hợp đồng 5 năm 1 lần nên không thể giải quyết được khó khăn này.

    Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Đình Chiêu cho rằng, cần nghiên cứu để đất làm trang trại cũng được “bình đẳng” như đất trong các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu được vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợicho các trang trại vay vốn. Cũng có nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, nên thành lập quỹ tín dụng riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại trong vấn đề vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

    (Theo Đức Hải // Hanoimoi Online)

    Tin tức

    Tỷ phú cá sấu quê lúa

    Sở hữu trại cá sấu rộng hơn 1 ha và gần 300 trại vệ tinh phân bố ở 8 tỉnh phía Bắc, xuất ra thị trường trong và ngoài nước gần 50.000 con cá sấu/năm, giá trị cả chục tỷ đồng, trại cá sấu của anh Trần Ngọc Hiếu, xã Thụy Duyên (Thái Thụy- Thái Bình) xứng danh lớn nhất miền Bắc.

    Dụng cụ chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi gà, thiết bị chăn nuôi lợn, tư vấn thiết kế trang trại chăn nuôi.

    Copyright 2014 - dungcuchannuoi.com
    Cho thuê, chuyển nhượng, hợp tác đầu tư phát triển dungcuchannuoi.com
    Portal được vận hành trên nền CIINS    |   Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn